1. Phân biệt 2 vị hộ pháp khuyến thiện và trừng ác
Khi đi lễ chùa, các bạn thường thấy ngay ngoài tiền đường có 2 bức tượng được tạo hình theo kiểu võ sĩ cổ, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ, tay cầm vũ khí rất uy nghi. 1 ông thì mặt đỏ nét giận dữ đây là tượng ngại Hộ pháp Trừng ác. 1 ông mặt thân thiện vui vẻ đây chính là ngài Hộ pháp khuyến thiện.
Ngài Khuyến thiện luôn được đặt ở bên trái bàn thờ Phật còn ngài Trừng ác ở bên phải. Hai vị thường được tạc to lớn uy nghi hơn người thường, có thể trong tư thế đứng hoặc ngồi.
Ngài Khuyến thiện tay luôn cầm viên ngọc thiện tâm còn ngài trừng ác tay lluoon cầm binh khí.
Trong Phật giáo hình tượng Hộ pháp có tên đầy đủ là Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát. Đây là những thiện thần phát nguyện hộ trì Phật pháp, những vị Thiện thần tự nguyện hỗ trợ đạo Phật.
2, Tượng Hộ pháp ở dòng Phật giáo Việt Nam
Ở các chùa miền Bắc, tượng Hộ Pháp thường thấy đứng hoặc ngồi trên lưng con sấu còn ở chùa miền Nam, các ngài thường đứng cưỡi rồng cưỡi mây. Một điều có thể dễ nhận thấy là các chùa theo phái Phật Giáo nam tông và Khất sỹ Việt Nam không thờ tượng Hộ Pháp.
Ở những ngôi chùa theo dòng phái Bắc Tông thường thờ tượng hai vị thần: Thiện thần và Ác thần. Thiện thần: vị thần khuyến khích làm điều Thiện, ủng Hộ chốn già lam, người thọ trì kinh. Ác thần: vị thần phạt ác, bắt phạt trừng trị những người có ác tâm phá hoại Phật pháp, những người tu hành.
3, Thờ hai vị Hộ pháp sao cho đúng cách
2 vị Hộ pháp khuyến thiện và trừng ác thể hiện sợ tồn tại biện chứng của 2 mặt đối lập thiện ác trong cuộc sống. Sự hiện diện của 2 ngài là một hình thức giáo dục sâu sắc, phù hợp với luật ở hiền gặp lành ác giả ác báo.
Người nào ở lành sẽ được các vị Thiện Thần bảo hộ và ngược lại người làm ác gieo nghiệp sẽ bị các bị Ác thần trừng phật. Khi ngộ ra được chân lý đó, chúng ra sẽ tâm hướng thiện, làm điều thiện, sống tốt đời đẹp đạo tránh xa cái ác.
Ngoài ra, theo lời Đức Phật, không chỉ có chư thiên mới là Hộ Pháp mà tất cả mọi người, ai có tâm ủng hộ Phật pháp, trừ bỏ cái ác, khuyến khích phát triển cái thiện trường tồn ở thế gian, làm lợi cho chúng sinh đều được coi là Hộ Pháp.
Xem thêm: