Các cuộc tấn công và giải pháp bảo mật an ninh mạng

0 124

Hiện nay vấn đề về bảo mật an ninh mạng đang được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng. Để đảm bảo cho doanh nghiệp của mình không gặp phải các vấn đề về an ninh mạng, bảo mật thì các doanh nghiệp đang tiến hành nâng cấp hệ thống mạng của mình để bảo vệ mình trước các đợt tấn công mạng có thể xảy ra.

Hiện trạng về bảo mật an ninh mạng năm 2022

Theo ý kiến của các chuyên gia bảo mật thì, hiện nay trên thế giới cứ mỗi 1 phút trôi qua thì có khoảng 750 người dùng là nạn nhân của các cuộc tấn công mạng. Các chuyên gia cũng dự doán về tình trạng mất thông tin cá nhân gia tăng 15% mỗi năm.

bảo mật an ninh mạng anh 1

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, thống kê cứ mỗi năm có đến 5000 cuộc tấn công mạng diễn ra, thiệt hại có thể lên đến cả tỷ USD. Cũng theo đánh giá của một số công ty về bảo mật an ninh mạng thì trong năm 2022, con số thiệt hại có thể vượt ngưỡng 1 tỷ USD.

Trong vài năm trở lại đây với tình hình dịch bệnh Covid phức tạp thì các cuộc tấn công mạng diễn ra phổ biến hơn chủ yếu đến từ các hình thức làm việc từ xa, trên mạng xã hội, …

Các hình thức tấn công mạng phổ biến hiện nay

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về các hình thức tấn công vào hệ thống bảo mật an ninh mạng phổ biến mà doanh nghiệp thường gặp phải nhất.

Tấn công từ chối dịch vụ DDOS

Tấn công từ chối dịch vụ hay còn gọi là Ddos Attack. Đây là loại tấn công tạo ra một lưu lượng truy cập lớn, cùng truy cập một lúc vào hệ thống mạng. Khiến cho website, hệ thống mạng doanh nghiệp bị tạm ngừng hoạt động trong thời gian ngắn.

Hình thức tấn công này chủ yếu nhắm vào các mục tiêu như: Website, máy chủ DNS, các máy chủ trò chơi online. Loại hình tấn công này gây ra thiệt hại và uy tín lớn cho doanh nghiệp hiện nay hình thức tấn công vào hệ thống bảo mật an ninh mạng này khá phổ biến.

Zero-day – tấn công lỗ hổng bảo mật

bảo mật an ninh mạng anh 2

Zero-day là một thuật ngữ ám chỉ lỗ hổng đang được các hacker khai thác. Và những lỗ hổng này chưa được phát hiện, khắc phục từ các cơ quan chức năng hay nhà phát triển phần mềm cũng như phần cứng. Những cuộc tấn công nhằm vào lỗ hổng Zero-day còn được gọi với cái tên là Zero-day attack, các hệ thống bảo mật an ninh mạng khá khó phát hiện.

Malware Attack – tấn công bởi phần mềm độc hại

Đây có thể nói là một hình thức tấn công vào hệ thống bảo mật an ninh mạng phổ biến hiện nay. Những phần mềm độc hại thường được sử dụng như: Ransomware, spy, worm. Các tin tặc sẽ tấn công vào các lỗ hổng bảo mật, đặt những Malware để đánh cắp thông tin hay làm tê liệt hệ thống mạng của doanh nghiệp.

Phishing Attack

Đây là hình thức giả mạo các cơ quan, doanh nghiệp có uy tín để thực hiện các hành vi đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng …

Những cuộc tấn công phishing được thực hiện qua hình thức gửi email. Người dùng sẽ nhận được một email giả mạo có kèm đường link. Khi người dùng click vào đường link này sẽ được điều hướng đến website giả mạo. Khi người dùng tiến hành thao tác, đăng nhập trên website này thì thông tin của người dùng đã bị đánh cắp.

Tấn công vào cơ sở dữ liệu

Đây là hình thức tấn công vào hệ thống bảo mật an ninh mạng, mục đích là đánh cắp các dữ liệu trong database của doanh nghiệp. Khiến cho các thông tin về dữ liệu khách hàng của doanh nghiệp bị dò rỉ, làm cho uy tín cũng như hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng. Do thông tin của khách hàng bị rò rỉ, điều này có thể làm cho khách hàng quay lưng với doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp sẽ chịu tổn thất nặng nề.

Leave A Reply

Your email address will not be published.